Tác giả: Koning, C.J.M.,Hidding H.
Tạp chí: AgroFood. Năm: 2005
Phân tích tổng hợp của D’Souza cùng cộng sự và Cremonini cùng cộng sự cho thấy probiotics rất hữu ích trong việc ngăn ngừa tiêu chảy do kháng sinh (ADD). Trong các nghiên cứu được đưa vào phân tích tổng hợp, có rất nhiểu chế phẩm probiotics khác nhau đã được sử dụng. Tuy nhiên, trong số đó, không có công thức nào được phát triển chuyên biệt cho vấn đề tiêu chảy do kháng sinh và chính vì vậy mà công thức probiotics nào phù hợp nhất vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Gần đây, một nghiên cứu trên các tình nguyên viên khỏe mạnh đã được thực hiện tại BV Đại học Mastricht nhằm đánh giá tác dụng của một chế phẩm probitoics đa chủng (EcologicADD) thiết kế chuyên biệt cho chỉ định này. Sản phẩm chứa 10 chủng lợi khuẩn khác nhau (Lactobacillus acidophilus (2x), Lactobacillus paracasei, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus salivarius, Enterococcus faecium, Bifidobacterium bifidum, Bifidobacterium lactis, Bifidobacterium longum), đã được lựa chọn chuyên biệt cho ứng dụng này. Các tiêu chí lựa chọn gồm: khả năng sống sót qua đường tiêu hóa (in vitro), ức chế mầm bệnh (như là Clostridium), không có tính đề kháng kháng sinh và khả năng tương thích với các chủng khác được sử dụng trong sản phẩm.
40 tình nguyện viên khỏe mạnh đã được điều trị bằng Amoxicllin 500mg x 2 lần/ngày từ ngày 1-7 và 5g chế phẩm probitoics chuyên biệt (109CFU/g) x 2 lần/ngày từ ngày thứ 1-14.
Tỉ lệ mắc tiêu chảy, sự thay đổi hệ khuẩn chí đường ruột (về cả thành phẩn và hoạt dộng trao đổi chất) và những thay đổi miễn dịch đã được nghiên cứu cả trong và sau quá trình sử dụng kháng sinh.
Kết quả: tần suất đại tiện ≥3/này trong ít nhất 2 ngày và / hoặc ≥5 liên tục trong ít nhất 2 ngày được báo cáo ít thường xuyên hơn trong nhóm sử dụng probiotic so với nhóm giả dược (48% so với 79% (p <0,05)). Điều này có nghĩa tỉ lệ mắc tiêu chảy do kháng sinh trong và sau khi uống kháng sinh đã giảm đáng kể nhờ việc dùng chế phẩm probiotics chuyên biệt. Các cơ chế đằng sau những kết quả này vẫn đang được điều tra, nhưng nó được cho là do sự phục hồi nhanh hơn của hệ vi khuẩn đường ruột tự nhiên và những thay đổi về miễn dịch học.
Kết luận: Công thức probiotics đa chủng được lựa chọn theo các tiêu chí khác nhau, phát triển và thử nghiệm tại Bệnh viện Đại học Maastricht và đã được chứng minh là một công thức hiệu quả để giảm nguy cơ tiêu chảy do kháng sinh.